Chú thích Nguyễn Bá Trác

  1. Khi soạn Việt Nam thi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm có trích thêm một bài nữa trong "Hạn mạn du ký" của Nguyễn Bá Trạc, đó là "Quanh đường vượt ra khơi" (Nhà xuất bản Trung tâm học liệu, Sài Gòn, bản in lại lần thứ 10, 1968, tr. 200).
  2. 1 2 Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư xuất bản, Tập 3, Sài Gòn, 1965, tr.326-327.
  3. Giải thích từ khó hiểu:
    • Nam phương (Phương nam) ở đây chỉ miền Lĩnh Nam (Trung Quốc).
    • Chiết hạm: Có nghĩa là bẻ cột, có nhiều người lầm viết là bẻ cật. Điển tích "bẻ cột" xuất phát từ sách Hán thư – truyện Chu Vân: Thời Hán Thành Đế, Hòe Lý Lệnh (một chức quan trong hàng Tam Công) là Chu Vân tâu với vua xin giết An Xương Hầu Trương Vũ, vua nổi giận sai chém Chu vân. Khi bị bắt lôi đi, Chu Vân uất ức bám tay vào cột điện, cột cung điện bị vặn gãy. Nhân lúc lộn xộn ấy, Tân Khánh Kỵ giải cứu Chu Vân. Sau, Thành Đế biết Chu Vân xin giết Trương Vũ là vì lòng trung, bèn tha tội. Và khi cho sửa cung điện, ông vua này ra lệnh phải giữ nguyên dạng phần cột bị gãy, nhằm lấy hình ảnh đó mà biểu dương lời nói ngay thẳng. Đời sau thường dùng từ "chiết hạm" để chỉ hành vi dũng cảm trong việc dùng lời lẽ để can gián vua.
    • Cương thường: Do chữ "tam cương" (vua tôi, cha con, chồng vợ) và "ngũ thường" (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) ghép lại.
    • Thương (được lặp lại nhiều lần trong lời ca): Có thể đọc là "trường" hay "tràng" mà Nguyễn Bá Trác đổi thành "Hồ trường". Thương có ba nghĩa:
    1/ Là cái chén uống rượu giống như cái tước, làm bằng sừng, "thương" là chén rót đầy rượu, khi chưa rót rượu vào thì gọi là "chí".2/ Mời rượu người khác một cách kính trọng gọi là "thương". Sách Lã Thị Xuân Thu – thiên Đạt Úc có câu "Quản tử thương Hoàn Công" (Quản Từ kính cẩn mời rượu Tề Hoàn Công).3/ Tự uống rượu một mình gọi là "thương", Phạm Thành Đại trong bài "Túc tư khẩu thỉ văn nhạn" có câu "bá tửu bất năng thương" (nâng ly khó uống một mình).
    • Phần tử: (tác giả dịch là cỏ cây): Là từ được ghép bởi "Phần du" và "Tử lý" (hoặc "Tang tử"). Đây là tên các loại cây mà người đời sau cùng chữ này để chí cố hương. Xem thêm ở đây Lưu trữ 2009-08-04 tại Wayback Machine.
  4. Có ít nhất năm bản dịch đang tồn tại, mà ở các bản đều có vài từ không giống nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn Bá Trác http://www.dalatex.org/forum/archive/index.php/t-2... http://nguoivietboston.com/?p=12120 https://web.archive.org/web/20090804100338/http://... https://web.archive.org/web/20130316201511/http://... https://www.wikidata.org/wiki/Q10798978#identifier... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb10323483f https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb10323483f https://isni.org/isni/0000000063042102 https://id.loc.gov/authorities/names/no96034483 https://www.idref.fr/137521081